Tên gọi Sông_Kim_Sa

Cách sách vở thời Chiến Quốc như thiên Vũ cống của Thượng Thư, Sơn hải kinh đều có ghi chép về Hắc Thủy (黑水), khả năng là tên gọi để chỉ sông Kim Sa thời đó, nhưng tất cả các chỉ dẫn đều khá mơ hồ và nhiều tranh luận sau này đã diễn ra nhưng không thể dẫn tới đồng thuận. Phần Địa lý chí trong Hán thư gọi sông Kim Sa là Thằng Thủy (繩水). Thuyết văn giải tự gọi đoạn từ nơi hợp lưu với sông Nhã Lung về thượng du của sông Kim Sa là Yêm Thủy (淹水, nghĩa đen là sông nhiều nước), do đoạn từ nơi hợp lưu với sông Nhã Lung về hạ du của sông Kim Sang có ít nước và được gọi là Nhược Thủy (若水). Đến thời Tam Quốc sông Kim Sa được gọi là Lô Thủy (瀘水). Giả Đam truyện trong Cựu Đường thư gọi sông Kim Sa là Lệ Thủy (麗水), các tên gọi khác trong thời Đường còn có Lệ Giang (麗江) hoặc Thần Xuyên (神川).

Từ thời Tống đến nay nó được gọi là Kim Sa giang. Mặc dù tên gọi này nói chung được hiểu theo nghĩa đen là "cát vàng"[3] hay "sông cát vàng",[4] nhưng tên gọi này không mang tính chất thi ca hay mô tả về màu sắc của hai bờ sông mà 金沙 trên thực tế là để nói tới vàng sa khoáng hay vàng bồi tích mà ngay cả ngày nay đôi khi người ta vẫn còn đãi từ con sông này.